3 độ tuổi phát triển đặc biệt của trẻ, cha mẹ KHÔNG sử dụng đòn roi để dạy dỗ

3 độ tuổi phát triển đặc biệt của trẻ, cha mẹ KHÔNG sử dụng đòn roi để dạy dỗ

5 reaction

Sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ trong 3 độ tuổi này cực kì đặc biệt.

“Thương cho roi cho vọt” là tư tưởng dạy con của nhiều bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng đánh con sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như tâm lý của con sau này. Vì vậy, khi con cái bướng bỉnh, không vâng lời, bố mẹ nên tìm những “chiêu” dạy con hiệu quả hơn là động roi vọt, đặc biệt là khi con ở trong ba độ tuổi dưới đây.

Dưới 2 tuổi

Trẻ dưới 2 tuổi thực chất chưa suy nghĩ được gì nhiều, mọi hành động gần như đều theo bản năng. Vì bé chưa hiểu nên bố mẹ có đánh mắng cũng vô tác dụng. Thậm chí, trừng phạt trẻ trong giai đoạn này dễ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và sinh lý của bé.

Nhiều đứa trẻ do bị bố mẹ “rèn giũa bằng roi vọt” quá sớm mà sinh ra ám ảnh tâm lý, không dám tin tưởng và gần gũi bố mẹ. Ngoài ra, đây cũng là khi cơ thể các bé con non nớt, yếu ớt, dù biết bố mẹ chẳng nỡ đánh con đau nhưng không thể tránh được tình huống bố mẹ lỡ tay đánh khiến trẻ bị tổn thương thân thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc trừng phạt con cái dùng vũ lực không bao giờ là cách dạy con hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Việc trừng phạt con cái dùng vũ lực không bao giờ là cách dạy con hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Từ 6-9 tuổi

Khi trẻ 6 tuổi và bắt đầu đi học, chúng sẽ cảm thấy mình đã là “người lớn”, muốn thoát ra khỏi sự quản lý của gia đình để tự mình quyết định chuyện của mình. Cùng với đó, trẻ cũng bắt đầu hình thành lòng tự trọng riêng, không muốn bị tổn thương. Trong thời điểm nhạy cảm này mà bố mẹ thường xuyên đánh con sẽ có hai trường hợp tiêu cực xảy ra. Một là con sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát, nghiêm trọng hơn là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần. Hai là con sẽ hình thành tính cách bạo lực, trở nên cứng đầu, cha mẹ càng cấm thì càng làm.

Từ 12-15 tuổi

Trẻ đang trong độ tuổi dậy thì mà các cụ thường gọi là tuổi “dở dở ương ương” thường có tâm lý bất thường, nhạy cảm và phản kháng mãnh liệt. Chúng cũng bắt đầu có ý thức bảo vệ bản thân cả về thân thể và tư tưởng. Khi bị bố mẹ ép theo một khuôn mẫu, hay sử dụng đòn roi để dạy bảo, chúng thường phản ứng một cách tiêu cực, nhẹ thì cãi lại bố mẹ, bỏ ăn, giận dỗi, nghiêm trọng hơn thì bỏ nhà đi và thậm chí là nghĩ đến tự tử.

Bị trừng phạt bằng đòn roi có thể gây ám ảnh tâm lý cho trẻ
Bị trừng phạt bằng đòn roi có thể gây ám ảnh tâm lý cho trẻ

Thực chất trẻ vị thành niên cũng đã có chính kiến riêng nên thay vì ép con, bố mẹ có thể thỏa mãn nỗi lòng muốn làm người lớn của con bằng cách thường xuyên trưng cầu ý kiến của con về những công việc chung trong gia đình; học cách cảm ơn và xin lỗi con cái; phân tích cho con hiểu cái đúng cái sai của con nhưng tuyệt đối không nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Trên đây là ba độ tuổi của con mà bố mẹ không nên động đòn roi. Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là khi con ở độ tuổi khác thì bố mẹ có thể thoải mái đánh đòn. Bố mẹ nên học hỏi và cố gắng trau dồi những phương pháp giáo dục thích hợp mới, hiệu quả hơn thay vì cứ phải đánh con rồi bản thân cũng không thể cảm thấy hài lòng hơn.

Viết bình luận

Plain text

  • Không được dùng mã HTML.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.
CAPTCHA Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.
2 + 18 =
Tính các phép tính đơn giản này và nhập kết quả vào. Ví dụ: cho 1+3, hãy nhập 4.